Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh lí thường gặp đặc biệt là phái nữ. Khi nhiễm khuẩn tiết niệu lên đến đài bể thận thì được gọi là viêm thận hay bể thận.
Khi bị viêm thận thì có ăn tỏi được không? Tỏi được xem như một loại dược liệu có thể trị được nhiều bệnh mà viêm thận là một trong số đó. Tham khảo một số cách trị viêm thận cùng với tỏi để có thêm một vài thông tin bổ ích cho bạn và gia đình.
☘ Trị viêm thận bằng tỏi và vịt
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh có thể bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Sau đây mình xin hướng dẫn cách chế biến tỏi thành một món ăn vừa ngon miệng vừa có tác dụng chữa bệnh viêm thận.
Vịt trời làm sạch mổ bụng cho 50g tỏi vào bụng vịt rồi khâu lại hầm cách thủy cho đến khi chín mềm. Cứ 2 ngày ăn một con, ăn liền mấy lần, ăn thịt và uống cả nước canh.
☘ Trị viêm thận cấp tính
Thành phần: 100g tỏi, 200g đậu tằm, 50g đường trắng
Cách chế biến: đậu tằm luộc chín, sau bỏ tỏi vào luộc tiếp cho đến khi tỏi chín, bỏ đường trắng vào khuấy đều. Ăn đậu tằm và tỏi mỗi ngày một lần, 5 ngày là một liệu trình. Khoảng 1 đến 2 liệu trình là thấy hiệu quả.
☘ Trị viêm thận mạn tính
Cá chép còn được gọi là lý ngư. Là loại cá có thịt dày, ít xương dăm, thớ thịt trắng và béo. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều có thể dùng làm thuốc vì trong cá chép có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng trị bệnh rất tốt. Trong đó có cả bệnh viêm thận hạy bể thận. Khi mắc bệnh này người ta thường dùng cá cách chế biến cá chép thành món ăn bên dưới như một phương thuốc chữa trị vô cùng hiệu quả.
Cá chép làm sạch bỏ ruột không bỏ vẩy, dùng một lượng tỏi vừa phải bỏ vào bụng cá rồi dúng giấy gói lại cột dây chặt, ngoài bọc bùn rồi đem nướng chín. Khi cá chín boc bùn giấy bỏ đi, ăn nhạt, ăn hết trong một ngày.
>>>>> Xem thêm công dụng khác của tỏi